Danh mục bài viết
Bài viết cùng chuyên mục
Sách Lĩnh Nam chích quái ở lời tựa của Vũ Quỳnh còn ghi: (Đời Hồng Bàng) “Đồ sính lễ quý nhất nước Nam không gì bằng trầu cau”. Đến truyện đầu tiên của bộ sách là “Truyện họ Hồng Bàng” có ghi cụ thể, “khi chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân”.
Khi bắt đầu có sự giao lưu với văn hóa Trung Quốc, một số gia đình giàu có đã thực hiện lục lễ do Chu Công quy định gồm:
Nạp thái: Nhà trai đưa lễ vật
Vấn danh: Nhà trai đưa lễ vật kèm một tờ thư xin biết cụ thể tên - tuổi - ngày sinh của cô dâu tương lai.
Nạp cốt: Nhà trai thông báo đã bói được quẻ tốt lành
Thỉnh kỳ: Nhà trai đề xuất ngày cưới
Nạp tệ: Nhà trai đưa lễ vật xin cưới
Thân nghinh: Đón dâu.
Sau này, do việc tổ chức lục lễ quá rườm rà nên dân gian dần đơn giản hóa đi, duy trì đến ngày nay chỉ còn 03 lễ nghi cơ bản, gọi là:
Dạm ngõ
Ăn hỏi
Lễ cưới
Dưới đây, cùng Oasian Palace tìm hiểu chi tiết hơn về 03 lễ nghi không thể thiếu trong đám cưới này nhé.
Lễ dạm ngõ hay lễ xem mặt, lễ chạm ngõ được coi là nghi lễ chính thức đầu tiên của việc cưới xin. Đây được xem là lần gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình.
Nhà trai khi đến sẽ mang theo lễ dạm ngõ - thường là trầu cau, rượu, trà - cùng lời ngỏ xin phép cho hai con chính thức được qua lại tìm hiểu nhau, tiến tới mối quan hệ nghiêm túc và lâu dài.
Trong lễ dạm ngõ, hai bên gia đình thường cử người đại diện thân tín nhất để quyết định chuyện cưới xin và đảm đương trách nhiệm ngoại giao.
Khoảng cách từ lễ dạm ngõ tới lễ ăn hỏi thường không có hạn định rõ ràng. Tùy theo phong tục của từng địa phương, quan niệm của từng gia đình về việc xem ngày, chọn ngày phù hợp mà quyết định thời gian diễn ra lễ ăn hỏi.
Được coi là ngày lễ quan trọng nhất thế nên lễ ăn hỏi thường diễn ra với nhiều thủ tục và lễ nghi phức tạp nhất.
Vào đúng ngày lành đã chọn, nhà trai sẽ đưa lễ vật đến nhà gái để xin cưới và xác định ngày thành hôn cho đôi trẻ.
Ngày trước, lễ vật chủ yếu chỉ có cau, rượu, trà, đôi khi là thuốc. Nhưng ngày nay các gia đình, đặc biệt là gia đình có điều kiện, thường đưa thêm cả rượu ngoại, bánh kẹo rồi lễ bằng tiền.
Lễ vật được đặt trong những mâm quả sơn son, phủ lụa điều rất đẹp và trang nghiêm. Nhà gái nếu đồng ý nhận sinh lễ sẽ dâng một phần lễ lên bàn thờ tổ tiên, còn một phần đem chia lại cho họ hàng, coi như lời thông báo về việc nhà có con gái sắp gả chồng.
Trong ngày ăn hỏi, chú rể thường mặc áo sơ mi trắng hoặc vest, đôi khi là áo dài nam; trong khi cô dâu xinh đẹp nhất vẫn là trong bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt.
Kết thúc lễ ăn hỏi thường là bữa cơm thân mật tổ chức tại hai gia đình, mời gia đình, anh chị em và bạn bè thân thích tới tham dự.
Lễ cưới là lễ cuối cùng, lễ kết thúc việc cưới xin. Lễ cưới có thể ít quan trọng hơn lễ ăn hỏi nhưng thường được tổ chức lớn hơn, trang hoàng đẹp mắt để đón tiếp khách mời, họ hàng hai bên tham dự. Đây cũng là lời thông báo chính thức của gia đình tới người thân, bạn bè về cuộc hôn nhân của cô dâu và chú rể.
Đúng giờ lành, nhà trai sẽ xuất hành tới nhà gái xin làm lễ nhập gia, sau đó tại nhà gái diễn ra các nghi thức như trao lễ vật, xin dâu, bái lạy gia tiên nhà gái và rước dâu. Khi cô dâu về tới nhà trai sẽ diễn ra các nghi thức như bái lạy gia tiên nhà trai, lễ tơ hồng, lễ hợp cẩn,...
Sau khi các nghi lễ kết thúc, gia đình hai bên thường mời khách quan tham dự tiệc chiêu đãi được tổ chức cùng ngày, gọi là tiệc cưới. Ở vùng nông thôn, tiệc cưới được tổ chức ngay tại khuôn viên gia đình trong khi ở thành thị, đặc biệt là những nơi đông đúc như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, tiệc cưới thường diễn ra tại nhà hàng hoặc trung tâm tổ chức tiệc cưới, long trọng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Nếu khoảng cách giữa nhà trai và nhà gái gần nhau thì sau 02 ngày, hai vợ chồng son sắm sửa một lễ nhỏ rồi đưa nhau về thăm cha mẹ bên nhà gái, gọi là làm lễ lại mặt.
Nếu khoảng cách giữa hai nhà quá xa xôi có thể đổi thành 04 ngày, cũng có thể không tiến hành lễ này nữa.
Thành ra, chuyện cưới xin tưởng chừng đơn giản nhưng hết sức phức tạp. Mọi lễ nghi cô dâu chú rể cần thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của người lớn tuổi hai bên gia đình để ngày lễ thêm trang trọng và ý nghĩa.
Với hơn 24 năm kinh nghiệm, Oasian Palace tự tin là một trong những đơn vị chuyên nghiệp nhất trong khâu tổ chức tiệc cưới tại Hà Nội.
Cô dâu chú rể cần tư vấn vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:
Trung tâm Tổ chức Sự kiện và Tiệc cưới Oasian Palace
Địa chỉ: Số 77 Cầu Đất, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline tư vấn và đặt dịch vụ: 076.343.9999 - 091 507 8388
Email: oasian.tieccuoi@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/oasian.tieccuoi / https://www.facebook.com/Nhahanghaisansamson